CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN XXXIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 18,35-43
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: Kh 1, 1-4 ; 2, 1-5
Trong hai tuần cuối năm Phụng vụ, Giáo hội giúp ta đọc những bản văn gợi lên “thời thế mạt”. Sách Khải Huyền của Thánh Gioan được chép ra ở đây, theo nhãn giới ấy.
Chúng ta hãy ghi kỹ, ngay từ lúc khởi đầu bài đọc, là không nên tìm những chỉ dẫn cụ thể về ngày “cánh chung” như thỉnh thoảng có người đã làm: các hình ảnh của các thảm họa thuộc về vũ trụ mà ta thấy nhan nhản trong sách Khải Huyền là ta hiểu sai nghĩa. Trong ngôn ngữ thông dụng hiện đại, từ “Khải Huyền” trở nên đồng nghĩa với “thảm hoạ”. Thế là sai nghĩa hẳn. Danh từ “Khải Huyền” có nghĩa là “mạc khải”: đó là tên của một cuốn sách, như ta sẽ thấy sau.
Thực ra, có sự hiểu sai nầy là vì chúng ta không còn biết đọc các bản văn mà chỉ các độc giả thời Thánh Gioan dùng thành những “ý tưởng thần học”- Sách Khải Huyền là một sứ điệp huyền bí, cần phải được giải nghĩa: những sự vật màu sắc, những con số, đều có một ý nghĩa biểu tượng. Và các thảm họa vũ trụ đều xuất phát từ những kiểu nói huyền bí. Đàng khác, chính Thánh Gioan khó có thể đưa ra sự tương đồng giữa sự kiện và điều được ám chỉ. Chẳng hạn như: “ngôi sao” tiêu biểu cho một “Sứ thần”, một “cây đèn” tiêu biểu cho một “Giáo hội tự lập” ( xem Kh 1, 20)…”màu trắng vải gai” chỉ các việc lành của các tín hữu ( xem Kh 19, 8).
Mặc khải của Đức Giêsu Kitô.
Đó là tiếng đầu tiên.
Còn biết bao sự vật tôi không thấy và không thể thấy được: con người, một tạo vật nghèo hèn trước mọi cảnh vực thuộc Thiên Chúa –cần phải chấp nhận để “tiếp thu”, đón nhận một mạc khải. “Khải huyền trước tiên là việc “vén màn” một số thực tại đang còn dấu ẩn.
Thiên Chúa là Đấng duy nhất có khả năng mạc khải những điều mà chỉ mình Người biết.
Lạy Chúa khởi đầu đọc cuốn sách bí nhiệm này, con luôn sẵn sàng chấp nhận để Người soi sáng. Con biết rằng : con là một người mù, không nhìn thấy được điều căn bản.
Đấng cầm trong tay bảy vì sao và tiến tới giữa bảy cây đèn vàng.
Bảy “vì sao”, chúng ta thấy, tiêu biểu các Thần sứ của các Hội Thánh. Thay vì nói ra một cách trừu tượng, Gioan nói ra với tư cách là người “có thị kiến”. Ong thấy các Hội Thánh trong tay hữu Thiên Chúa: điều đó có nghĩa là Thiên Chúa cầm giữ các Hội Thánh địa phương trong uy quyền của mình. “Bàn tay”, theo thời đó, đối với thế giới phương Đông, có nghĩa là uy quyền.
NGÀY NAY cũng thế, lạy Chúa, con tin rằng Hội Thánh đang ở trong tay Người.
Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Êphêsô…
Khải huyền khởi đầu với bảy sứ điệp riêng tư cho bảy “giáo xứ” đương thời (hay đúng hơn cho bảy địa phận). Đó là các cộng đoàn địa phương nằm trong vùng Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con khiêm tốn chấp nhận một nơi nào : để có chỗ ở, có nhà thờ giúp con đón nhận lời Chúa và phép Thánh Thể.
Ta biết cách ăn ở của ngươi, nỗi vất vả và lòng kiên nhẫn của ngươi…Tuy nhiên ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu…Hãy hối cải.
Đây là lời mời gọi tiến lên…lấy lại lòng hăng say của trai trẻ…
Bài đọc II: Mcb 1, 11-16.43-15. 57-60. 65-67
Sách này kể lại “cuộc kháng chiến”.
Sau hai trăm năm dưới sự chiếm đóng của Ba tư, đất Palestine nay bị vương quốc Macêđonia ( miền bắc Hy lạp “chiếm đóng”- sau cái chết của Alexndre đại đế, con người đã dùng binh lực chinh phục vương quốc bao la của mình) người Do-thái thần phục vương quốc hy lạp tại Ai Cập. Năm 198, họ chuyển sang luỵ phục uy quyền của người Hy lạp ở Syria. Chính dưới triều đại này mà Antiochô IV Epiphan (175-163). Muốn áp đặt cho mọi thần dân của mình nền văn hoá Hy Lạp, mà đối với ông thật sự nhân bản.
Một số người Do-thái để cho mình bị lôi cuốn , và đồng hoá… Những người khác, dưới sự hướng dẫn của gia đình Macabêô, nổi dậy. Đây sẽ là thời kỳ của “các vị tử đạo”, từ đó mà có tựa đề cuốn sách này.
Lạy Chúa, quan trọng biết bao đối với chúng con, vào giữa thế kỷ XX, khi biết rằng đức tin luôn phải được sống giữa lịch sử, giữa các biến cố, trong lòng các hoàn cảnh chính trị và văn hoá.
HÔM NAY, đâu là bối cảnh đức tin của con?
Đâu là những dòng tư tưởng lớn ảnh hưởng trên Chúa dầu chúng con không hay biết gì?
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận diện “thời đại”của chúng con.
Trong những ngày ấy, bởi dòng các vua Hy Lạp sinh ra mầm mống tội lỗi, là Antiôcô Êpiphan, con vua Atiôcô.
Người tín hữu đã phản ứng trong công thức đầu tiên này. Lịch sử trần tục không chỉ là phàm tục, nó thu giữ một mầu nhiệm “ân sủng và tội lỗi” trong đó. Trong xí nghiệp, “nhật ký” của tôi… trong “các biến cố” đủ loại… tôi có biết giải thích và đọc ra “các dấu chỉ của Chúa” không?
Thời đó từ Israel cùng xuất hiện một số người bất lương mê hoặc được nhiều người, chúng nói rằng: “Này ta hãy giao ước với các dân ở chung quanh chúng ta”.
Đây là hiện tượng rõ rệt “cộng tác” với phe thống trị.
Một cách sâu xa hơn, đây là cám dỗ thường xuyên tìm “ đồng hoá và lây nhiễm” của đức tin bởi sự bất tin.
Chúa Giêsu đã nói: “Con không kéo chúng ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ chúng con khỏi sự dữ”. Điều cốt yếu với đức tin của chúng ta là nó phải được nhập thể, dìm sâu, vào lòng thế giới lương dân: đây là một “vị thế tiếp cận”, Chúa quan phòng có lợi với sứ mệnh. Thiên Chúa đã không hề muốn dân người được bảo vệ, khép kín, trong các biên giới của họ: Tín hữu bên trong… lương dân bên ngoài… thực có sự kiện là Chúa đã muốn các tín hữu “bị phân tán” ( việc điaspora của dân Do-thái trước tiên), bị gieo vãi, phải nhập thể, nên chứng nhân, nên men giữa các người không tin.
Tôi có mơ ước một “Kitô giáo” được bảo vệ kỹ không? tôi c1o trách nhiệm và mối nguy của việc tiếp cận không? tại sao tôi tiếp xúc với bao nhiêu là người không có cùng đức tin với tôi? Trong chương trình của Chúa? Chỉ do ngẫu nhiên.
Nhà vua cho phép tuân giữ các lề luật của dân ngoại: họ liền xây cất một thao trường ở Giêrusalem, họ tìm cách huỷ bỏ vết tích của phép cắt bì, hiến tế cho ngẫu tượng và phế bỏ ngày Sabat. Hễ gặp thấy sách luật, họ xé nát và đem đốt đi…
Đó là sự thách đố! Phải chọn lựa! Người ta không thể sống giữa dòng, nửa “Do-thái”, nữa “lương tâm” nữa. Đây là sự lựa chọn căn bản. Có những cử chỉ “bề ngoài”, hữu hình phản lại sự tuỳ thuộc hay không với khuynh hướng như thế. Chắc chắn, không phải “ những cử chỉ bề ngoài là cốt yếu, chính tâm hồn mới là quan trọng. Nhưng các ngôi thức diễn tả tâm hồn và đức tin. Tôi gán cho các nghi thức ý nghĩa nào”.
Nhưng cũng có nhiều người Israel tỏ ra kiên quyết… họ thà chết chẳng thà…
BÀI TIN MỪNG: Lc 18, 35-43
Luca đã hình thành lược đồ Tin Mừng của ông như một cuộc “hành trình lên Giêrusalem”, thành thánh, nơi sẽ diễn ra cuộc hy tế và vinh quang của Đức Giêsu lần này trùng hợp với thời gian tổ chức lễ Vượt-Qua: nhiều đám đông lên đường cùng với Đức Giêsu, đó là những người hành hương sẽ cử hành tưởng niệm “cuộc giải phóng Israel”.
Giêrikhô là thành dừng chân cuối cùng, chỉ cách Giêrusalem hai mươi cây số. Tại đây, Đức Giêsu làm hai dấu lạ :
Chữa một người mù…
Hoán cải một “người thu thuế”…
Khi Đức Giêsu gần đến Giêrikhô, có một người mù đang ngồi ăn ở vệ đường.
Cuộc gặp gỡ này, bề ngoài xem như “ngẫu nhiên”, trong diễn tiến của trình thuật theo Luca, đã xảy ra ngay sau việc “loan báo cuối cùng về Cuộc Thụ Khổ ( Lc 18, 31-34). Luca vừa ghi nhận tình trạng mù tối của các Tông-đồ : “ nhưng nhóm Mười Hai không hiểu gì về sự kiện đó. Lời này ( lời loan báo lễ Vượt-Qua; chết và sống lại) bị bưng bít đối với họ, và họ không hiểu điều Đức Giêsu muốn nói”.
Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng như những người mù bên vệ đường. Như các Tông-đồ, ta không nhìn rõ. Chính Chúa phải cho chúng ta “đôi mắt mới”, để chúng ta có thể hiểu biết ý nghĩa của cuộc “hành trình lên Giêrusalem”.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đức tin... xin cất bức màn che, cản ngăn chúng con nhìn ra những sự vật như Chúa.
Luca sẽ cống hiến cho ta câu trả lời chính xác về hành trình này trong trình thuật kể lại những người hành hương làng Emmau: khi Đức Giêsu cắt nghĩa lại cho họ “ Đức Kitô phải chịu đau khổ” như thế nào… mắt họ sẽ mở ra… (Lc 24, 26-31).
Nghe thấy dân chúng đi qua…
Đó là những người hành hương, theo tập tục chắc đang hát những “ca khúc lên Đền”, thánh vịnh 120 và 134.
Người mù, ngồi đó, nghe ngóng.
Anh ta hỏi xem coi có chuyện gì.
Chính anh ta khởi sự trước.
Họ cho anh biết là Đức Giêsu Nadarét đang đi qua đó.
“Nazôrétin”, tước hiệu các thánh sử khác rất ít sử dụng, đã được Luca dùng tới 8 lần trong công vụ các Tông-đồ. Đám đông đã thêm cho con người Giêsu căn tính đơn sơ nhất: “Giêsu thành Nadarét”, bằng thổ âm Aramên… Không có gì hơn.
Anh liền kêu lên rằng: “Lạy ông Giêsu, con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi.
Không dừng lại tước hiệu mà anh vừa nghe, người mù tiến ngay tới một tuyên xưng lòng tin: “Con vua Đavít”, tước hiệu Thiên Sai, đã được ban cho Đức Maria ngày hoài thai Đức Giêsu ( Lc 1, 32): “Thiên Chúa sẽ ban cho ngài ngai Đavít cha Ngài”.
Như thế, nhiều người đã nhìn thấy công việc của Đức Giêsu, tuy nhiên họ chưa nhận ra căn tính đích thực của Người. Những vị Thiên Sai được các Ngôn sứ loan báo, là chính Đấng “chữa lành các người mù” ( Ls 35, 5 ; Lc 4, 18). Và đó là những người “nhìn thấy bên trong”, những kẻ nghèo khổ, đã nhìn đúng !
Đức Giêsu dừng lại, bảo dẫn anh ta đến.
Người chấp nhận tước hiệu vương quyền này, mà trước đó Người cấm sử dụng ( Mt 9, 30) Giờ đây thụ khổ của Người đã gần kề, mọi hy vọng mang tính chính trị và dân tộc. Người không muốn đảm nhận, trong khi mọi người chung quanh cứ đẩy Người tới, rõ ràng đã đi qua: Người đi lên Giêrusalem, không phải để nắm quyền bính, nhưng để chịu chết.
Đức Giêsu nói: “Anh nhìn thấy đi! Lòng tin của anh đã cứu anh”. Lập tức, anh ta nhìn thấy được và theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa.
Xin cũng giúp con theo Chúa đến thập giá, đến Vượt qua!
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Từ Phêrô đi Giêrusalem, Đức Giêsu phải trải qua Giêrikhô. Đang trên đường, đây là lần thứ ba (9,22.24; 18,31-33) Chúa đã nói công khai cho các môn đệ biết: Người đi Giêrusalem để chịu chết, nhưng các môn đệ không hiểu gì (12,50; 13,32-33; 17,25). Các ông cứ nghĩ rằng Đức Giêsu sẽ khôi phục nước Do Thái trần thế, chứ đâu có tin người chịu nạn chịu chết để cứu thế gian và khôi phục nhân loại về cho Chúa Cha.
Việc Chúa Giêsu làm phép lạ mở mắt người mù ở Giêrikhô sẽ giúp các môn đệ nhìn thấy rõ và chấp nhận kế hoạch cứu độ của Chúa Giêsu.
Trước những vấn đề, những sự việc vượt quá sự hiểu biết của lý tí hoặc ngược lại ý nghĩa của con người, chúng ta phải vận dụng đức tin để chấp nhận. Chúng ta tin vào mầu nhiệm thập giá, chúng ta mới dễ chấp nhận những thánh giá chúng ta đang vác.
2. Người trong đoạn Tin Mừng chắc chắn ý thức về nỗi khổ của mình là bị mù lòa và khao khát được ra khỏi tình cảnh ấy. Nên anh đã đến van xin Chúa Giêsu mở mắt cho anh.
Chúng ta cũng cần khiêm nhường và thành thực nhận ra sự yếu đuối của đức tin để khơi dậy lòng khao khát tin tưởng vào Chúa bằng những việc cầu nguyện cách kiên trì.
3. Thân phận người mù thật đáng thương: họ không thể chiêm ngưỡng vũ trụ chung quanh, họ không thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, họ không thể phân biệt đường đi và đánh giá được các sự vật bên ngoài… vì thế người mù luôn sống trong cảnh bi quan và tuyệt vọng.
Thân phận người thể xác đó cũng là thân phận người mù đức tin. Nhưng chính Chúa đã cứu chữa khỏi mù thể xác để trả lại cho anh ta phẩm giá làm người và cũng mở con mắt đức tin để cho anh nhận ra Người là “Con Vua Đavít”, tức là Đấng Cứu Thế.
4. Hình ảnh người mù trong bài Tin Mừng hôm nay đã phản chiếu trung thực thân phận con người trong cuộc ;lữ hành đức tin. Con người không thể tự cứu mình và cũng không một người nào có thể cứu giúp con người. Ngoài Đức Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất có thể giải phóng loài người khỏi bóng tối của tội lỗi sự chết. Và đưa con người vào miền ánh sáng của ân sủng và sự sống Thiên Chúa. Vì thế chúng ta luôn đặt niềm tin tưởng vào Người, và trung hành bước theo Người trong cuộc hành trình đức tin của mình.
5. “Lập tức anh ta nhìn thấy được và theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa”:
Cách cám ơn Chúa giá trị nhất là theo Chúa, tức là thánh hóa bản thân theo tinh thần của Chúa Kitô, và tôn vinh Chúa bằng cuộc sống thánh thiện của mình.
6. Giờ đây, mặc lấy tâm tình khiêm tốn của người mù thành Giêrikhô, chúng ta hãy tha thiết nài xin Chúa Kitô mở mắt đức tin cho chúng ta, để chúng ta có thể khám phá và đón nhận Chúa nơi bàn tiệc Thánh Thể hôm nay.